Khả năng chống cháy của tấm polycarbonate -Poly Coolmax

kha nang chong chay cua tam poly khả năng chống cháy của tấm polycarbonate

Là 1 loại vật liệu có nhiều ưu điểm, tấm poly rất nhẹ, chịu lực tốt, bền chắc, dễ chế tác và có tuổi thọ cao. Có trọng lượng bằng 1 nửa so với kính, vậy phản ứng của tấm poly khi gặp lửa là gì? Khả năng chống cháy của tấm polycarbonate?

Khả năng chống cháy của tấm poly

Tấm poly là tên thường gọi của tấm polycarbonate (hay còn được gọi là tấm lợp lấy sáng, tấm lợp thông minh,…).

Theo tiêu chuẩn Châu Âu EN 13501-1, các thử nghiệm phản ứng cháy của polycarbonate cho ra kết quả loại B, S1, d0.

Loại vật liệu này có 2 ưu điểm khi nó tiếp xúc với lửa. Thứ nhất, tấm poly thông thường được xếp hạng B, nó có tham gia làm lan tỏa ngọn lửa nhưng ở mức độ rất thấp. Do đó, nếu có 1 ngọn lửa bắt nguồn trong 1 tòa nhà, một khi nó cháy tới tấm poly, vật liệu này sẽ không thể ngăn chặn được ngọn lửa. Tuy nhiên, mức độ cháy lan ra sẽ rất chậm, đặc biệt nếu so sánh poly với các loại vật liệu bắt lửa khác. Thứ hai, khi đó, tấm poly sẽ sản sinh ra rất ít khói. Theo báo cáo của Stanford Medicine cho thấy, khoảng 70% các nạn nhân tử vong trong các vụ hỏa hoạn là do ngạt khói.

Đối với phân loại s1, tốc độ hoặc số lượng khói của nó sinh ra gần như không có hoặc rất thấp. Thêm vào đó, poly nóng chảy tạo ra những giọt cháy rất nhỏ,có thể góp phần vào việc lan tỏa đám cháy khi nó đốt cháy các bề mặt khác, và do đó được phân loại d0 theo tiêu chuẩn EN 13501-1.

Vật liệu polycarbonate có vùng nhiệt độ hoạt động khá lớn, từ -20 độ C đến 120 độ C. Vào khoảng 135 độ C, nó sẽ đạt đến nhiệt độ biến dạng nhiệt và bắt đầu mất đi những thuộc tính vật lý vốn có. Khi đến nhiệt độ 140, thì tấm poly sẽ bắt đầu biến dạng, co lại và có thể rời ra khỏi khung đỡ ban đầu.

Trong khoảng nhiệt độ từ 160 đến 170, tấm poly bắt đầu chuyển sang 1 dạng chất nóng chảy và  nhỏ thành giọt. Hiện tượng nhỏ giọt này có thể giúp dập tắt lửa trong trường hợp nó nhỏ trực tiếp vào ngọn lửa.

kha nang chong chay cua tam poly khả năng chống cháy của tấm polycarbonate
Khả năng chống cháy của tấm polycarbonate

Phản ứng của tấm poly đặc và tấm poly rỗng khi gặp lửa

Đối với các kiến trúc sư và chủ đầu tư thì cần phải hiểu rõ không chỉ những quy định bắt buộc và chi tiết của việc thử nghiệm theo tiêu chuẩn EN, mà còn về những phản ứng khác nhau khi gặp lửa của các chủng loại tấm polycarbonate khi lắp đặt.

Một sự khác biệt quan trọng giữa tấm đặc và rỗng là tấm poly đặc thường nặng hơn vì nó chứa nhiều vật liệu cấu thành trên mỗi mét vuông, ngược lại thì tấm rỗng lại có những ống rỗng chứa không khí. Lấy một ví dụ về ứng dụng theo chiều đứng của tấm lấy sáng, có thể áp dụng cho tấm đặc hay tấm rỗng. Trong trường hợp gặp lửa, tấm rỗng sẽ bị cháy và tan chảy nhanh hơn và tạo thành một lỗ hổng trên bề mặt. Nếu như ngọn lửa bắt nguồn từ bên trong, khi đó lỗ hổng ấy sẽ cho phép khói thoát ra bên ngoài, điểm này rất có lợi. Trong khi đó, tấm đặc ngăn chặn sự cháy tốt hơn, là vấn đề cốt lõi khi có người ở phía bên kia của tấm. Nếu ứng dụng là mái nhà hoặc mái hiên, thì tấm rỗng sẽ bị cháy và tan chảy nhanh, giúp quá trình tạo ra lỗ hổng và cho phép khói thoát ra ngoài nhanh hơn.

Picture2 khả năng chống cháy của tấm polycarbonate

Phụ gia ’chống cháy’

Trong quá trình sản xuất tấm poly, những nhà chế tạo có thể cho thêm phụ gia làm chậm sự cháy (FR – fire retardant) vào nguyên liệu. Những chất phụ gia này hoàn toàn không có hại, làm giảm hay mất đi các thuộc tính vật lý hay quang học vốn có của tấm poly. Hơn thế nữa, khi cháy, chất phụ gia có thể cải thiện tính năng của tấm poly.

Nguyên lý hoạt động của chất phụ gia này khi gặp lửa là tạo ra một môi trường sương mù rất gần với bề mặt của tấm poly. Lớp “sương mù” này sau đó sẽ làm loãng khí oxy và do đó làm ức chế quá trình cháy. Chất FR làm tăng chỉ số tan chảy và làm cho tấm poly trở nên chậm chảy hơn. Và do đó, nó làm giảm sự nhỏ giọt.

Sự so sánh với các loại vật liệu trong suốt khác.

Poly có ưu thế hơn so với acrylic (mica) khi tiếp xúc với đám cháy. Acrylic được cho là vật liệu bắt lửa, và có kết quả thí nghiệm kém hơn so với poly. Poly cho kết quả về chỉ số bắt lửa và nhỏ giọt tốt hơn. Còn về sự sản sinh ra khói thì 2 loại vật liệu này tương đương với .

Với PVC, vật liệu này tạo ra nhiều khói hơn so với poly. Tuy nhiên, tấm pvc mỏng sẽ ít lan cháy hơn so với tấm poly.

Sợi thủy tinh thì dễ cháy hơn so với tấm poly. Để có được một sản phẩm sợi thủy tinh chống cháy tốt sẽ cần một lượng lớn chất phụ gia,và điều này sẽ làm cho vật liệu này mắc hơn so với tấm.

cac loai tam poly coolmax khả năng chống cháy của tấm polycarbonate
các loại Poly Coolmax

Kết luận

Đối mặt với những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong xây dựng, các kỹ sư và chuyên gia kỹ thuật sẽ cần phải được trang bị nhiều hơn để hiểu rõ hơn về các cấp độ phân loại  khả năng chống cháy của vật liệu. Hơn thế nữa, trong việc đánh giá các loại vật liệu nhựa, hiểu biết sâu hơn về polycarbonate, phản ứng của nó khi gặp lửa và sự phân loại theo các tiêu chuẩn (châu Âu, Mỹ…) có thể giúp xác định loại vật liệu hoặc loại tấm nào sẽ phù hợp với yêu cầu của từng dự án.

Công ty TNHH SkyBuild Plus là đơn vị cung cấp tấm lấy sáng Coolmax chất lượng với nguyên liệu nhập từ Đức, công nghệ sản xuất mới nhất, bảo hành từ 7 đến 15 năm cho mỗi dòng sản phẩm Coolmax.
Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp phụ kiện lắp đặt đi kèm như vít và nẹp, khách hàng có thể tham khảo tại đây.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0983 185952

Nguồn: Internet

Bài đăng này hữu ích?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá: 1

Không có đánh giá cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon